Toàn bộ số tiền nói trên do các thầy cô giáo, nhân viên Trường THPT Trí Đức thực hiện.
Chia sẻ về việc làm ý nghĩa của nhà trường, thầy Hà Trọng Hưng, Chủ tịch HĐQT nhà trường cho biết, trước tình hình dịch Covid-19, nhà trường luôn trăn trở, mong muốn có thể cùng chung tay góp sức với người dân thành phố và đất nước đẩy lùi đại dịch.
Trước đó, tập thể cán bộ, giáo viên trường đã từng đóng góp 500 triệu đồng ủng hộ công tác phòng chống dịch Covid-19 tại Ủy ban MTTQ Việt Nam.
![]() |
Trường THPT Trí Đức (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) ủng hộ công tác phòng chống dịch Covid-19 tổng cộng 800 triệu đồng. |
Như vậy, tổng số tiền mà trường học này ủng hộ công tác phòng chống dịch Covid-19 lên đến 800 triệu đồng.
Giải thích về việc ủng hộ 2 lượt với những số tiền lớn, thầy Bùi Minh Tuấn, Hiệu trưởng Trường THPT Trí Đức cho hay: "Đợt đầu, căn cứ vào tình hình thực tế, thấy cảnh nhiều người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, theo lời kêu gọi của Thủ tướng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Sở GD-ĐT Hà Nội chúng tôi thống nhất trong ban giám hiệu trích nguồn quỹ phúc lợi của nhà trường và đóng góp của các thầy cô, các tổ chức trong trường để ủng hộ 500 triệu đồng.
Ngoài ra, nhà trường cũng đã đầu tư cơ sở vật chất khu ký túc xá 6 tầng, mua trang thiết bị y tế phòng dịch như dung dịch rửa tay, khẩu trang,... với tổng số tiền hơn 470 triệu đồng và sẵn sàng để TP Hà Nội trưng dụng làm khu cách ly tập trung phòng dịch.
Nhưng đến đầu tháng 4, nắm bắt thông tin khả năng TP Hà Nội chưa cần phải huy động đến cơ sở cách ly là cơ sở của trường. Do đó, trong trường hợp, thành phố chưa sử dụng thì chúng tôi sẽ tiếp tục đóng góp bằng hình thức khác".
Nghĩ là làm, nhà trường đã báo cáo với Sở GD-ĐT và Công đoàn giáo dục TP Hà Nội tiếp tục ủng hộ thêm 300 triệu đồng từ nguồn quỹ của trường và đóng góp của giáo viên. "Tính ra mỗi lượt, mỗi giáo viên đã ủng hộ một ngày lương cơ bản".
![]() |
Đại diện ban giám hiệu Trường THPT Trí Đức và Công đoàn ngành giáo dục Hà Nội trao khoản đóng góp lượt 1 trị giá 500 triệu đồng đến lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhằm chung tay phòng chống dịch Covid-19. |
Theo thầy Tuấn, hằng năm trường đều có quỹ phúc lợi và nếu trong điều kiện bình thường, số tiền này được dùng để tổ chức cho các thầy cô đi du lịch vào hè. "Năm nào chúng tôi cũng tổ chức cho toàn bộ cán bộ giáo viên, công nhân viên với khoảng 150-170 người như vậy, chi phí dành cho mỗi người khoảng 3 triệu đồng. Nhưng năm nay với tình hình dịch bệnh, khó có điều kiện đi nghỉ mát nên mọi người cùng thống nhất ủng hộ cho công tác phòng dịch. Rất vui là chúng tôi nhận được sự đồng thuận cao và rất nhanh từ anh chị em giáo viên", hiệu trưởng nhà trường nói.
Lan tỏa tinh thần hỗ trợ phòng dịch đến với phụ huynh
Thầy Tuấn kể, điều vui nhất là sau khi thấy tin trường ủng hộ công tác phòng dịch, rất nhiều phụ huynh học sinh cũng liên hệ đến trường và các giáo viên để đề nghị được ủng hộ, đóng góp chung tay đẩy lùi dịch bệnh.
"Nhà trường cũng bày tỏ sự cảm ơn chân thành. Tuy nhiên, Trường THPT Trí Đức là trường nội trú 100% và học sinh của trường đến từ hơn 40 tỉnh, thành trên cả nước. Do đó, chúng tôi đã đưa ra đề xuất các phụ huynh nên đóng góp trực tiếp tại Mặt trận Tổ quốc các địa phương".
![]() |
Trường THPT Trí Đức sẵn sàng hỗ trợ cơ sở vật chất khuôn viên trường và ký túc xá làm nơi cách ly tập trung. |
Bên cạnh đó, để giảm bớt khó khăn cho giáo viên, nhân viên trong giai đoạn này, Trường THPT Trí Đức cũng đã hỗ trợ lương tháng 2 và 3 cho 85 giáo viên, nhân viên cơ hữu với mức lương trung bình là 6.271.000 đồng/người/tháng.
Sang tháng 4 này, nhà trường đã huy động toàn bộ giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn dạy online cho học sinh nên mức chi lương cho giáo viên bộ môn sẽ cao hơn tháng 3 và cao hơn cả mức dạy theo phương pháp truyền thống.
Thanh Hùng
- Để chia sẻ khó khăn với cha mẹ học sinh trong đợt dịch Covid-19, Trường THCS và THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) đã quyết định không thu bất kỳ khoản phí nào của 3 tháng học sinh nghỉ học.
" alt=""/>Một trường phổ thông ủng hộ 800 triệu chống Covid3 cô con gái học giỏi
Người mẹ ấy đã phải đầu tắt mặt tối, vật lộn với miếng cơm manh áo để nuôi con ăn học. Một mình bươn chải đủ thứ công việc, kiếm từng đồng bạc lẻ để các con mình không bị đói khát.
Công việc vất vả nặng nhọc, luôn tay luôn chân, hôm nay làm việc này phải nghĩ ngày mai làm việc gì để có tiền. Thời gian đối với chị quý như vàng, ban ngày đi làm kiếm tiền bên ngoài, tối mới bắt tay vào những việc còn lại ở nhà. Có khi vừa buông bát cơm, có người gọi chị lại tất tả đi làm.
Thiên Hương đang phải nghỉ học để điều trị bệnh. |
Bao nhiêu năm vất vả để lo cho con, chị Vũ Thị Hồng Sâm bảo khổ vậy nhưng không bị nặng đầu óc, tối đến cứ đặt lưng xuống là đã thiếp đi vì mệt. Chị Sâm cũng chẳng còn thời gian để buồn. Ngược lại những với những lo toan vất vả vì cuộc sống chị Sâm lại rất đỗi tự hào về 3 đứa con của mình.
Ngày cô con gái lớn vào đại học chị đã mừng đến rơi nước mắt. Chị từng nói với con là mẹ sẽ hy sinh tất cả vì tương lai của các con. Hai năm sau, cô con gái thứ 2 đậu vào Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại. Chị luôn hứa với các con, cứ chịu khó học mẹ sẽ lo hết. Các con của chị vừa đi học vừa làm phụ đỡ cho chị, số tiền thiếu chị vay Ngân hàng Chính sách.
Mỗi đợt thuốc gia đình phải thanh toán số tiền khá lớn. |
Cuộc sống vốn không biết được chữ ngờ, cô con gái thứ 3 bị bệnh u não vào đầu năm 2018. Chị Sâm đã rất sốc, nhưng chính các đứa con là nguồn động viên lớn để chị vượt qua được tất cả.
Cô út u não, mẹ biết phải làm sao có tiền cho con điều trị
Một lần nữa, người phụ nữ ấy lại phải gồng mình để lo cho các con. Tuy nhiên, áp lực về tiền bạc quá lớn, trong khi chị không còn thời gian để kiếm tiền. Chị Sâm đang rất bối rối không biết phải làm gì vào lúc này.
Từ lúc cô con gái út Nguyễn Thiên Hương (2005 ở số 214 khu phố Đông Hưng, thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) mắc phải căn bệnh ung thư não, chị Sâm phải nghỉ việc chăm con.
Cuộc chiến đấu của hai mẹ con chị vô cùng khốc liệt. Thiên Hương bị bệnh đau đầu, mất ngủ thiếu máu có lúc tinh thần bị hoảng loạn.
Bé Hương đang cần lắm sự giúp đỡ của bạn đọc. |
“Có thời gian cháu bị hoảng loạn tôi không biết phải làm sao. Cháu quậy phá, cào xé, mẹ trông con mà vừa thương vừa tủi. Một mình chăm con không dám rời nửa bước có khi hai ngày không được tắm. Con gái thứ 2 gọi điện cũng không nghe được máy, nó sốt ruột tới bệnh viện thấy cảnh mẹ con, nó phải xin nghỉ một năm để phụ mẹ lo cho em”, chị Sâm nhớ lại.
Sau đợt thuốc mới, Thiên Hương đã bình tĩnh trở lại, tuy nhiên lúc này mẹ con chị rơi vào tình trạng bế tắc tài chính. Nợ cũ, nợ mới đã lên tới cả trăm triệu đồng không còn khả năng vay thêm. Cô con gái lớn đang học năm cuối ngành dược cần thời gian thực tập nhiều cũng không thể làm thêm.
Suốt buổi nói chuyện với chúng tôi, chị Sâm cũng cố kìm nén để không bật thành tiếng khóc. Con chị đang cần lắm những bàn tay nhân ái giúp đỡ để vượt qua được giai đoạn bế tắc này.
Đức Toàn
Mọi đóng góp xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: chị Vũ Thị Hồng Sâm (số 214 KP Đông Hưng, thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang. ĐT: 0775 291 859 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.122 bé Nguyễn Thiên Hương Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
" alt=""/>Mẹ giàn giụa nước mắt cho con nghỉ học nhập viện cứu mạng